Cho nên thế gian thường có câu danh kiếm xuất thế, tử quang ngút trời, chiếu như đấu bò.
Thanh kiếm này, có lẽ chính là danh kiếm như vậy.
Nó bị phong ấn trong bí cảnh, chống trọi lẫn nhau với chân long, bất kể là rồng trấn áp kiếm khí, hay là kiếm trí khóa chặt thân rồng, chắc chắn thân kiếm đã tích được sức mạnh khổng lồ.
Mặc dù Lý Dục Thần không rút nó ra, cũng có một ngày, nó sẽ xông phá ràng buộc và trấn áp, đâm phá phong tỏa của không gian này.
Lý Dục Thần chỉ trùng hợp, vừa hay ở trong thời cơ đó, thúc đẩy chuyện chắc chắn xảy ra, xảy ra trước mà thôi.
Nghĩ đến đây, Lý Dục Thần bỗng động trong lòng, nghĩ đến con rồng đó.
Bây giờ nghĩ kỹ lại, hình như con rồng đó không có ý muốn giết anh bằng được, ít nhất là không sử dụng toàn bộ sức lực. Nếu không, anh và Lam Điền sẽ không sống được đến lúc này.
Hơn nữa vào thời khắc cuối cùng, rõ ràng con rồng đã thoát khỏi ràng buộc, còn lúc đó, Lý Dục Thần đã kiệt sức, con rồng muốn giết anh có thể nói là dễ như trở bàn tay.
Kết quả anh không những không chết, ngược lại còn bị sức mạnh của rồng ném ra khỏi bí cảnh trước khi khe nứt không gian đóng lại.
Lý Dục Thần không khỏi nghi ngờ, liệu có phải ngay từ ban đầu, con rồng đó đã muốn mượn tay của anh rút thanh kiếm ra không?
Khi anh dùng rìu lôi công dẫn sấm sét đến đầm hoang, giết lão tổ Âm Sơn, đánh mở khe nứt không gian, con rồng đã phát hiện ra cơ hội, nên long hồn xuất hiện, cuốn họ vào bí cảnh.
Lúc họ vào bí cảnh, con rồng không vội tấn công ngay. Cho đến khi Lý Dục Thần chuẩn bị sẵn sàng, mới ép Lý Dục Thần lại gần cơ thể của nó, nhìn thấy thanh kiếm bị khí đen vờn quanh.
Một con rồng có tâm cơ!
Lý Dục Thần cảm thán một câu.
Đương nhiên anh sẽ không so đo với một con rồng, dù sao cũng không đánh lại được. Trên lưng nó cắm một thanh kiếm cũng không đánh lại được, bây giờ nó tự do rồi, càng không thể nào đánh được.
Lý Dục Thần khẽ cầm chuôi kiếm, nhặt kiếm đen lên ngắm thật kỹ.
Cầm vào ngoại trừ băng lạnh thì không có gì đặc biệt, thần thức cũng không thể cảm ứng linh tính của nó, hoàn toàn không có cảm giác như lúc vừa rút ra từ thân rồng.
Nhìn chất liệu của thân kiếm, rất giống như sắt đen.
Sắt đen là vật liệu cực phẩm để chế tạo vũ khí, là đệ tử Thiên Đô Côn Luân, đương nhiên anh cũng từng thấy.
Nhưng chất liệu của thanh kiếm này, vẫn hơi khác với sắt đen, cảm giác như còn cao cấp hơn sắt đen.
Thân kiếm đơn giản, không có trang trí gì.
Chỗ tiếp nối giữa chuôi kiếm và thân kiếm có hai chữ kiểu khoa đẩu văn.
Khoa đẩu văn: là một dị dạng khác của Triện thư của Chữ Trung Quốc cổ. Là biến thể Đại Triện vào thời Chu Tuyên vương.
Ở Thiên Đô, Lý Dục Thần cũng đã học khoa đẩu văn điều trùng văn, vì trên bùa chú cổ thường dùng hai loại chữ này, chứ không phải là chữ Triện mà đời sau thường dùng.
Điều trùng văn: là thứ chữ chuyên dùng để khắc triện thư và rất khó đọc.
Huyền Minh.
Có lẽ là tên của thanh kiếm này.
Nhưng Lý Dục Thần chưa từng nghe nói đến thanh kiếm này, trong “Thiên khí phổ” và “Danh kiếm lục” của Thiên Đô cũng không ghi chép.
Từ uy lực vừa nãy của thanh kiếm, thì cũng phải được ghi chép lại chứ.
Lý Dục Thần lại thử rất nhiều lần, vẫn không thể dùng thần thức cảm ứng thanh kiếm, từ đó kích hoạt kiếm linh.
“Chú ơi, trên người chú có quỷ!”