Truyện Đế Chế Đại Việt : chương 279: sứ đoàn đến
Đế Chế Đại Việt
-
mocchauhuyn
Chương 279: Sứ đoàn đến
- Thăng Long nhật báo đưa tin nông trường số một xuất hiện một loại máy móc mới tăng năng suất đến đến năm mươi phần trăm.
- Cửa hàng Mộc ký đại hạ giá, đồ gỗ giảm giá mười phần trăm.
- Báo đây, Yên Lâu đưa ra ưu đãi trong hai ngày một trăm vị khách đầu tiên được giảm giá hai mươi phần trăm.
...
Một tháng sau những số báo đầu tiên của Thăng Long nhật báo cũng được xuất bản. Bộ Thông tin lập ra một cơ sở gọi là tòa soạn, bên trong là nơi làm việc của Tổng biên tập, các biên tập, phóng viên và cộng tác viên, những người này có thể xem như là những nhân viên ngoài biên chế của triều đình.
Để dân chúng dễ tiếp nhận Lý Anh Tú hạ giá thành của báo xuống rất thấp, một tờ báo chỉ có mười tiền. Đúng như Lý Anh Tú dự đoán, có những thành phần quả nhiên không mua báo mà chờ người khác đọc xong liền mượn. Thế nhưng những kẻ này nhanh chóng bị người khác khinh bỉ. Bởi báo chí đưa ra lập tức mở ra cho mọi người một kênh mới để tiếp cận thông tin, lúc này người nào nắm bắt thông tin nhanh chóng thì chính là người thông thái, người nào chậm thông tin liền cảm thấy mình như người tối cổ, tựa như thời hiện đại chỉ cần đi tắm một cái đi ra online Mặt Sách liền cảm giác như mình là người tối cổ vậy. Kết quả báo chí vậy mà được đẩy lên cao trào, mỗi ngày tại Thăng Long tòa soạn xuất bản hai mươi ngàn phần lại triệt để bán hết trong vòng một buổi sáng, thu về đến hai ngàn quan tiên, trừ đi chi phí các loại cũng còn lợi nhuận được đến sáu trăm quan, thực sự làm người ta đỏ mắt.
Có người nhìn thấy vậy cũng muốn học theo để mở báo chí, thế nhưng hi vọng bọn hắn rất nhanh bị dập tắt. Bởi Thăng Long nhật báo có một hệ thống phóng viên thuộc nhân viên ngoại ngạch của triều đình, lúc đi săn tin nhận được vô cùng nhiều ưu đãi từ quan phủ, còn nhân viên của nơi khác, xin lỗi, bản phủ không tiếp.
Có người khác lại nhìn thấy báo chí là nơi để mình có thể phát triển được, các thương nhân lập tức liên hệ đến Thăng Long nhật báo đề nghị có thể được quảng cáo trên báo, Tổng biên tập liên hệ đến Bộ Thông tin, bên trong Bộ Lê Bá Ngọc họp bàn các Thứ trưởng một buổi lập tức đồng ý, với điều kiến phải thông qua Bộ quốc an điều tra cửa hàng này làm ăn hợp pháp mới có thể được đăng quảng cáo lên đó.
Tuy thủ tục có chút rườm rà nhưng lợi ích đem lại cho các cửa hàng này quả thực rất lớn. Phải biết Thăng Long là nơi tập trung dân chúng đông đúc nhất của Đại Việt, dân số lến đến hàng trăm ngàn người, Thăng Long nhật báo mới thành lập cơ sở, hiện mới chỉ in ấn hai mươi ngàn phần mỗi ngày, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa có thể có hơn sáu mươi ngàn người có thể thấy được tên của cửa hàng bọn hắn trên mặt báo, đây tuyệt đối là một mối lợi lớn. Kết quả tòa soạn liên tục có nguồn thu vào, không những không những trả lại cho triều đình số vốn đã bỏ ra đầu tư, hằng tuần còn nộp về ngân khố đến bốn trăm quan tiền.
Trong khi Bộ thông tin đưa ra báo chí thì Bộ tài chính cũng chuyển động, thông quá báo chi tuyên bố thành lập ngân hàng. Ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ nhận gửi tiền lấy lãi, cho tay, đổi ngoại tệ,... thậm chí còn có chuyển tiền. Ví dụ như ngươi ở Thăng Long, có người thân ở Giác Long, ngày Tết muốn lì xì cho con cháu họ hàng ở Giác Long thì có thể thông qua Ngân hàng để chuyển đến. Bộ Công thương cũng tuyên bố chính sách “khai thương” của triều đình, thương nhân thiếu vốn có thể cầm giấy chứng nhận tài sản (đất đai, nhà xưởng, máy móc,...) đến Ngân hàng để vay vốn, tuy nhiên hằng tháng phải trả lãi, nếu không có khả năng trả Ngân hàng sẽ tiến hành biên thu tài sản. Người dân Việt tộc muôn đời có tính cách hay giữ tiền của trong người, mặc dù đứng sau ngân hàng là triều đình nhưng bọn hắn cũng chỉ mang tâm tình muốn thử một chút liền đem một vài món tiền nhỏ để gửi vào. Thương nhân ngược lại cảm thấy đây là cơ hội của bọn hắn, không những vay vốn mà còn có thể gửi tiền, rất thuận tiện cho việc giao thương, nên giới thương nhân đối với Ngân hàng vô cùng đón nhận.
Lý Anh Tú biết Ngân hàng khởi động cần một số vốn lớn, do đó quyết định duyệt chi từ Bộ tài chính cho Ngân hàng hai triệu quan tiền làm vốn khởi động, tiến hành cho vay, đầu tư vào các nhà xưởng như xưởng xe đạp, xưởng đồng hồ, xưởng máy gieo hạt các loại... đây sau này đều là những nguồn lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.
Đúng hai tháng sứ đoàn của Bravia cuối cùng cũng đến Thăng Long. Lần này dẫn đoàn cũng không ai khác ngoài cha vợ tương lai của Thừa Mệnh hoàng đế Pavong. Xem ra chuyện của Lý Anh Tú và Elina cũng đến tai của Nikolai đệ tứ, lần này đi sứ hắn để Pavong đến chính là để ép Đại Việt một đầu.
Lần này đến Đại Việt Pavong quả nhiên bị sự thay đổi của Đại Việt mà kinh ngạc. Bang đầu dừng chân tại An Bang, mặc dù thành phố chưa xây dựng xong nhưng cũng đã có quy mô của một đại thành thị, nhất là công trình vũng neo đậu sâu bên trong nội địa quả thực Đại Việt bỏ ra một công sức vô cùng lớn. Bởi sông nội địa từ An Bang đến Thăng Long vẫn chưa được xây dựng, Pavong cũng chỉ có thể đi đường bộ đến, thế nhưng nhờ đi trên tuyến đường này hắn mới càng thấy kinh ngạc hơn nữa. An Bang – Thăng Long trên tuyến đường không còn vắng vẻ, hoang vu như năm trước, đường xá được mở rộng, bởi đây là tuyến thương lộ huyết mạch nên hai bên đường vẫn có những cửa hàng để phục vụ các thương đoàn của Đại Việt và nước ngoài. Pavong có dừng lại xem những hàng hóa của Đại Việt thì phải công nhận những sản phẩm này có thể so với Bravia, thậm chí là tốt hơn một chút, nhất là hàng dệt.
Pavong không khỏi nhớ lại lúc Elina trở về kể cho hắn nghe về nhà máy của Đại Việt. Biết việc hệ trọng Pavong lập tức báo lên Nikolai đệ tứ. Nikolai đệ tứ lập tức chỉ đạo cho viện Hàn Lâm của cung đình nghiên cứu để chế tạo ra máy chạy bằng sức nước, thế nhưng tốc độ tiến triển rất chậm. Phải biết Đại Việt nhờ có hệ thống buff tốc độ nghiên cứu, có chế tạo đại thần Cao Lỗ, có buff tốc độ vượt thời gian nghiên cứu của thăng cấp thời đại thì mới có thể chế tạo ra được máy chạy bằng sức nước, Bravia muốn nghiên cứu ra chắc chắc cũng phải mất hai ba năm là ít. Do đó Nikolai đệ tứ muốn Pavong đi sứ Đại Việt ý đồ mua loại máy móc này trở về để phục vụ Bravia.
Phải nói rằng trong ba nước Franzt đế quốc, Bravia vương quốc, Gemanic vương quốc thực sự rất khác biệt. Trong khi Gemanic vương quốc vẫn còn tụt hậu ở thời kỳ quân chủ chuyên chế phân quyền thì Bravia đã là tập quyền, hơn nữa quý tộc Bravia còn biến đổi trở thành một thế hệ quý tộc mới ép tầng lớp tư bản một đầu. Ngược lại Franzt đế quốc là nước phát triển nhất, nhưng hoàng tộc Franzt lại bị chững lại, bảo thủ, hoàng quyền suy giảm để giai cấp tư sản vượt lên. Lý Anh Tú đưa ra dự đoán không quá năm năm Franzt đế quốc nhất định sẽ bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản.
Lúc Pavong đến Thăng Long thấy được sự phát triển của kinh đô Đại Việt thực sự kinh hãi. So với trước kia Thăng Long lại lớn hơn một vòng. Học thuyết quân sự thay đổi Lý Anh Tú cũng không có ý định bên trong vùng nội địa duy trì thành quách. Chỉ để lại một vòng hoàng thành và Tử Cấm thành mà thôi, còn vòng ngoài (kinh thành) xây bằng đất trước kia đã bị phá bỏ, nhường chỗ lại cho đô thị phát triển. Bên trong Thăng Long dân chúng đông đến hàng chục vạn người, nhà cửa xây san sát nhau, người người đi lại tấp nập, vô cùng náo nhiệt. Trên đường phố nơi nào cũng thấy được thương nhân nước ngoài, không chỉ Bravia mà còn có Franzt đế quốc, các tiểu quốc Bắc hải, thậm chí có cả Đông Tấn.
Thực ra kể từ lúc Pavong vừa đặt chân lên Đại Việt những tin tình báo đã lập tức bay về Bộ quốc an, cục tình báo (Ám bộ) lập tức phân tích tình hình. Trần Thủ Độ lợi dụng lực lượng của Ám bộ ở khắp nơi suốt dọc đường di chuyển của Pavong để Pavong thấy được một khung cảnh Đại Việt phồn hoa, dồi dào sức sống nhưng không kém phần mạnh mẽ, thậm chí đã có mặt vượt lên hẳn Bravia. Quan hệ giữa quốc gia và quốc gia là vô cùng vi diệu, Trần Thủ Độ nhìn ra rõ ràng lần này Nikolai đệ tứ để Pavong đế là để ép Đại Việt, nên hắn muốn nâng tầm vóc của Đại Việt trong mắt của Pavong lên một tầng thứ nữa, khi đó Đại Việt có vị thế tương xứng với Bravia, trên mặt trận ngoại giao sẽ không bị thụ động, việc còn lại cũng chỉ trông chờ vào bệ hạ và Bộ ngoại giao bên kia mà thôi.
=====================++
Để ta tìm mấy cái hình quân phục đăng lên trang Cá Ướp Muối, các bác ghé qua xem nhá.
Danh Sách Chương: