Truyện Đế Chế Đại Việt : chương 29: chế độ ruộng đất và tiền tệ

Trang chủ
Dị giới
Đế Chế Đại Việt
Chương 29: Chế độ ruộng đất và tiền tệ
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:
Một tháng sau Hắc Mộc lãnh địa hiện tại đã được đổi tên thành xứ An Bang. Lúc này nó không còn là một mảnh đất chỉ rộng vài chục dặm nữa mà trải dài suốt một trăm dặm bờ biển phía Bắc (phía Bắc là so với Cổ Loa. Xứ An Bang nằm ở phía Bắc còn Giác Long là ở phía Đông) đều thuộc quyền kiểm soát của Đại Việt. Hơn nửa tháng trước Phạm Tu dẫn theo hai trăm binh sĩ Hải Đông quân tấn công vào hai tòa lãnh địa chạy dọc theo bờ biển Bắc đánh hạ hai tòa thành bảo, giành quyền kiểm soát vùng bờ biển này. Theo như đề nghị của Lữ Gia từ Cổ Loa đưa đến hai trăm dân cư cùng bốn vị Bồ Chính theo chân Hải Đông quân thành lập nên một số làng chài ở bờ biển.
Trong khi đó tại Hắc Mộc thành cũ giờ được đổi tên thành Cổ Bảo, phía dưới chân đồi theo bờ biển mọc lên một tòa cảng thành. Cảng thành được xây dựng trên đồng bằng ven biển, ba mặt là thành cao sáu mét được đắp bằng đất, trên mặt thành còn có lũy bao dày đặc. Mặt còn lại của thành được xây dựng thành một cảng khẩu, từ trong thành có ba cầu tàu được xây ra biển tầm năm mươi mét, hoàn toàn có thể neo đậu được những thương thuyền lớn. Đây là thành quả của Cao Lỗ suốt một tháng trời huy động công tượng và nô lệ làm việc, bởi vì thiếu thốn về nguyên liệu nên thành chỉ được xây bằng đất, không thể xây quá cao. Lý Anh Tú nhìn qua bên này một lần cũng rất hài lòng đặt nó là An Bang thành, đặt làm phủ xứ đất An Bang. Như vậy Đại Việt kể cả An Bang liền đã sở hữu bốn tòa thành nhỏ. Chỉ chờ Cổ Loa xây dựng xong liền có thể lập quốc.
Để bảo vệ thành An Bang Lý Anh Tú cấp cho nơi đây bao gồm Hải Đông quân ba trăm người trong đó một trăm binh sĩ là gốc tộc Việt trang bị tinh lương, chiến thuyền mười chiếc, thủy quân một trăm người với mười chiến thuyền. Ngoài ra Phạm Tu theo lời Lý Anh Tú còn tổ chức tại các làng mạc các đội dân binh. Tính ra nếu có chiến tranh cả xứ An Bang có thể huy động đến năm trăm người có khả năng chiến đấu.
Cũng trong tháng đó Lý Anh Tú và Lữ Gia cũng thống nhất được về tiền tệ. Lập ra Tiền cục phụ trách đúc tiền chính thức phát hành Đại Việt thông bảo. Quy định đơn vị nhỏ nhất là tiền, một trăm tiền thì là một quan. Tiền đồng có thể đổi ra vàng, bạc như tỉ giá do nhà nước quy định có thể thay đổi theo từng ngày. Lý Anh Tú cúng đưa ra hệ thống đo lường, cân đong thời hiện đại lấy kilogram và mét làm chủ đạo. Sự thay đổi từ hệ thống đo lường và tiền tệ này làm thay đổi đầu tiên chính là nội thương. Khắp lãnh thổ Đại Việt, giữa các làng với nhau hoặc trong các tòa thành trấn mọc lên những chợ nhỏ để trao đổi hàng hóa. Tiền dần dần trở nên nông dụng, thực hiện nhiệm vụ của nó.
Từ thủ phủ Cổ Loa cũng đã ban bố mệnh lệnh sau khi thu hoạch xong mùa vụ toàn quốc sẽ thi hành chế độ ruộng đất không gọi quân điền mà là “chế độ ruộng đất thời đại mới”. Ruộng đất được chia làm hai loại, ruộng thường và ruộng tốt do Lý Anh Tú cải tạo. Ruộng thường được chia cho nông dân thầu, khoáng trong thời gian hai mươi năm , toàn bộ nông sản nông dân có thể toàn quyền xử lý, hằng năm phải đóng thuế cho nhà nước hai lần. Ruộng tốt được tập hợp tổ chức thành nông trang thống nhất dưới sự quản lý của nhà nước. Ruộng tốt được phân chia cho những gia đình có người tham gia vào quân đội Đại Việt, người canh tác trên ruộng tốt hằng năm phải đóng thuế cho nhà nước, nông sản cũng phải bán cho nhà nước với mức giá theo quy định. Đồng thời “Chế độ ruộng đất thời đại mới” cũng quy định việc tư hữu ruộng đất. Trong đó quy định: “Mọi đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua, cá nhân không có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên luật cũng quy định ruộng đất sau khi được giao cho nông dân có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác, nông dân khai hoang ruộng đất phải đăng ký tại Bồ Chính để được hổ trợ, có một số quyền lợi về thuế và quyền thừa kế ruộng đất này. Còn một số điểm khác Lý Anh Tú hoàn toàn giao lại cho Lữ Gia đi làm.
Tuy nhiên chính sách ruộng đất của Lý Anh Tú tại xứ An Bang lại có sự khác biệt. Sự khác biệt nằm ở việc xứ này đất đai không quá tốt để trồng trọt, một nền nông nghiệp muốn phát triển hoàn toàn dựa vào ruộng tốt của Lý Anh Tú. Nên ruộng tốt nơi này ngoại trừ phát cho người đi lính còn cho phép nhân dân bản địa thầu khoán nhưng với mức thuế cao hơn. Nhà nước hướng họ đi theo con đường tiểu thủ công nghiệp, cây trồng cũng hoàn toàn là để phục vụ thủ công nghiệp.
Những chính sách đó hoàn toàn thay đổi bộ mặt của nhân dân xứ An Bang, từ một nông nô bị bóc lột đến không còn gì trong tay, hiện tại họ đã có đất để cày cấy được nhà nước thu mua với giá ổn định, lại dạy bọn họ các ngành thủ công nghiệp làm đời sống vật chất nơi đây càng sung túc. Tuy chỉ một thời gian ngắn chưa có biểu hiện gì nhiều, nhưng nhìn đôi mắt của những người nông dân đã không còn là những đôi mắt mờ mịt vô hồn mà là những đôi mắt sáng ngời ngời hi vọng vào tương lai.
Lúc này biển đã vào mùa Đông, những làng chài ngư dân cũng thu cất lưới, đi vào trong thành thị tìm một số việc làm để có thêm thu nhập. Nên ngược lại An Bang thành lại trở nên khá đông đúc. May mắn Cao Lỗ lúc xây thành cũng đã liệu đến An Bang thành chứa đến bốn ngàn người cũng không thành vấn đề huống chi cả cái xứ An Bang này dân số tuyệt đối không quá ba ngàn người
Mà lúc này trên mặt biển xứ An Bang cũng xuất hiện một đội thuyền cũng phải gần mười chiếc. Độ lớn cho với thuyền Đại Việt gần như gần gấp đôi, trên thuyền có một cột buồm lớn chính giữa, hai bên thuyền có mười sáu tay chèo giúp thuyền dù là đứng trước sóng lớn vẫn bình tĩnh đi lên phía trước. Trên boong thuyền ngoài những kiện hàng được bao phủ rất kín kẽ còn có những thủy thủ đi lại, người nào cũng lực lưỡng, khỏe mạnh, đi thuyền như đi trên bộ rõ ràng là đã già dặn kinh nghiệm. Trên cột buồm cao nhất treo hai lá cờ, một lá là nền trắng hình con sư tử màu xanh, một chữ thập đỏ được vỡ trọng bên phải của lá cờ. Mà dưới lá cờ này là một lá cờ lấy nền đỏ nhưng ở giữa chỉ độc một bông hoa hồng đen duy nhất. Đây chính là thương đội Hoa Hồng đen đi đến Đại Việt giao thương.
Đứng trên mũi thương thuyền đi đầu là một nam và một nữ. Nam không ai khác chính là Swits, mà đứng trước hắn là một cô gái xinh đẹp, tóc đen, môi đỏ, mắt nâu, gương mặt thanh tú nhưng lạnh lùng, đôi mắt nâu rất sâu dễ thu hút ánh nhìn tràn đầy sự thông minh. Cô gái bên ngoài khác áo lông quý giá, bên trong là áo sơ mi trắng kèm theo vét thủy thủ bằng da, bên hông là một thanh liễu kiếm nằm trong bao kiếm khảm ngọc thạch, dưới chân cùng là một đôi bốt bằng da bóng bẩy rõ ràng giá trị không hề thấp, đứng trên mũi tàu vẫn vững vàng như những người thủy thủ lành nghề cô gái không những toát lên vẻ sang trọng quý phái mà còn tràn ngập vẻ anh tư.
- Phó hội trưởng, còn vài hải lý nữa chúng ta sẽ đến Hắc Mộc lãnh địa, hiện giờ đã bị Đại Việt vương quốc chiếm đóng.
Swits cung kính đối với thiếu nữ nói. Cô gái này chính là Elina Karimova phó hội trưởng của thương hội Hoa Hồng Đen nổi tiếng cả hai miền lục địa. Đừng nhìn Swits đứng đầu một chi thương đoàn oai phong như vậy, thậm chí một số quý tộc Swits cũng không thèm nhìn vào mắt nhưng đứng trước Elina liền cẩn thận không dám nói lớn một tiếng. Elina đôi mắt nhìn về bờ biển đã xuất hiện phía cuối chân trời nói.
- Swits, theo ngươi Đại Việt là một vương quốc như thế nào?
Swits nghĩ nghĩ một chút nói.
- Nhìn vào dáng người và trang phục của họ hẳn là đến từ phía Đông lục địa. Nhưng so với các họ đối xử với đám nông nô khác hoàn toàn với Đông Tấn hoàng triều. Dù sao phía Đông chúng ta cũng không xâm nhập quá sâu nên đối với bọn họ ta không hiểu rõ lắm.
Elina lẩm bẩm nói.
- Một đất nước phương Đông lại xuất hiện ở vùng đất phương Tây làm gì. Chẳng lẽ đại lục yên bình mới chỉ hai mươi năm lại lần nữa xảy ra chiến loạn sao?
-----
Nói một chút về bản đồ của truyện này. Về cơ bản với bản đồ hiện tại thì là một mảnh lục địa liền với nhau, bao quanh là biển. Trên mảnh lục địa này chia làm hai nền văn hóa Đông và Tây. Vị trí của Đại Việt là vùng phía Bắc của lục địa nằm giữa vùng giao tiếp giữa Đông và Tây (đại diện là Đông Tấn hoàng triều và Tây Gốt vương quốc). Vùng đất giao tiếp (gọi là xứ Godlland) cách Đại Việt bởi Tử Vong rừng rậm. Giác Long cốc là một bán đảo nhỏ nằm phía Đông của Đại Việt và giáp biển. Phía Bắc của Đại Việt là bờ biển Bắc xứ An Bang. Ngoài biển Bắc nằm chếch về phía Tây sẽ là quần đảo Sắt mà tương lai sẽ đụng độ Đại Việt. CÒn vương quốc Bravia và những hoàng triều phương Đông khác sẽ nhắc đến sau.

Danh Sách Chương:

Truyện chữ tổng hợp website đọc truyên chữ online hàng đầu hiện nay. Tổng hợp các bộ truyện chữ tiên hiệp, huyền ảo, tận thế, đô thị, ngôn tình hay nhất được nhiều đọc giả bầu chọn
Các bạn đang theo dõi bộ truyện

Đế Chế Đại Việt

được convert và dịch mới nhất. Đây là một trong những bộ truyện chữ thuộc thể loại Dị giới    hay nhất hiện nay. Bộ truyện được sáng tác bởi bàn tay tài hoa của tác giả mocchauhuyn.
Bạn có thể đọc truyện Đế Chế Đại Việt Chương 29: Chế độ ruộng đất và tiền tệ được cập nhật nhanh nhất trong thời gian gần đây. Các chap mới nhất của truyện Đế Chế Đại Việt sẽ lên tục được update trong thời gian sắp tới. Hãy theo dõi website đọc truyện online TruyenchuTH ngay để đừng bỏ lỡ những bộ truyện chữ hay nhé.
Tại sao bạn lại nên chọn TruyenChuTH để theo dõi những bộ truyện chữ mới nhất? TruyenChuTH luôn cập nhật những bộ truyện chữ hay và mới nhất dựa theo bảng xếp hạng truyện tại Trung Quốc. Đôi lúc đọc truyện, những quảng cáo hiện lên khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng đừng lo vì điều đó, vì tại TruyenChuTH, những quảng cáo luôn được hiển thị có khoa học. Sẽ không khiến các bạn cảm thấy bực mình hay khó chịu. TruyenChuTH còn có một đội ngũ quản trị viên giàu kinh nghiệm. Luôn đảm bảo tốc độ load truyện được nhanh chóng, giúp cho các độc giả coi truyện không bị giật hay load chậm. Còn chờ gì nữa hãy theo lưu ngay địa chỉ website TruyenChuTH của chúng tôi vào bookmark của bạn ngay để có thể theo dõi những bộ truyện chữ hay và mới nhất. Chúc các bạn có những phút giây giải trí vui vẻ.
Close