Truyện Đế Chế Đại Việt : chương 6: giác long cốc
Đế Chế Đại Việt
-
mocchauhuyn
Chương 6: Giác long cốc
Suy nghĩ một chút Lý Anh Tú liền nhớ đến một hiện tượng mà kiếp trước hắn rất ít gặp, là sông ngầm. Sông ngầm đúng như tên của nó, là loại sông có một phần hoặc toàn sông lưu chảy ở dưới lòng đất, cũng có thể chảy dưới hang động. Phía trước con suối chợt biến mất Lý Anh Tú nghĩ hẳn là có một con sông ngầm chảy phía dưới. Nhìn bề mặt địa hình có vẻ nghiêng theo hương Tây - Đông, lại theo cách chạy của dãy núi Lý Anh Tú quyết đoán nói.
- Mọi người đi theo hướng Đông Nam.
Kỳ lạ một điều là càng đi về hướng Đông Nam thì cây cối lại càng ít, độ cao của thực vật cũng ngày càng thấp, động vật cũng ít hơn khá nhiều. Nếu lúc trước đi thỉnh thoảng mọi người bị các loại bò sát tập kích thì lúc này đi hơn nửa giờ vẫn không thấy một mống động vật nào. Đi được ước chừng ba dặm đường núi đoàn người chợt phát hiện một cái cổng trời. Đúng vậy, chính là cổng trời. Hai bên vách núi dựng cao gần trăm mét như một bức tường thành tự nhiên, cổng trời ở giữa lộ ra một khoảng không màu xanh mà Lý Anh Tú có thể cảm nhận được từ trong đó bừng bừng khí tức của sự sống.
- Tiến vào.
Hạ lệnh một tiếng, mọi người chậm rãi tiến vào, cổng trời rộng tầm ba mươi mét, vách đá dựng đứng phẳng phiu không có một ngọn cây nào vương ra, cứ như nó vốn là một dãy núi bị người khổng lồ một búa chẻ làm đôi vậy. Con đường đi vào phía trong cũng không dài, chỉ hơn một trăm mét, một thiên đường mở ra trước mắt Lý Anh Tú. Đúng vậy, chính là thiên đường. Sau cổng trời là một thung lũng vô cùng to lớn. Đứng trên cao Lý Anh Tú có thể nhìn thấy được hai bên dãy núi chạy vòng cung bao trọn lại mảnh đất rộng lớn này đến tận cuối bờ biển, có lẽ là biển, quá xa hắn chỉ có thể thấy đó là một mảng màu xanh. Mà dưới chân hắn, phía dưới hơn hai mươi mét chính là một thung lũng màu mỡ, vùng đất xanh um tươi tốt trải từ sườn núi nghiêng theo địa hình lòng chảo hội tụ đến một vùng trũng ở giữa là một hồ nước lớn, bên hồ đủ mọi loại động vật tụ tập với nhau đùa giỡn không hề để ý đến vài vị khách mới đến. Đây là một động thiên phúc địa.
- Bẩm Việt vương, nơi đây có lẽ chính là nơi chúng ta cần tìm.
Một binh lính không kiềm được sự vui sướng nói. Bính lính Việt quốc đều xuất thân từ nông dân, dù muốn dù không thì bản chất nhà nông vẫn in đậm vào trong con người bọn họ, mà nhà nông cần nhất là gì? Là ruộng đất. Nơi đây đối với nông dân mà nói chính là thiên đường.
- Việt vương, hay ngài định cho thung lũng này một cái tên đi.
Một tên lính khác nói, cả bọn liền hô phải. Lý Anh Tú suy nghĩ một chút, nhìn về phía hai rặng núi cuối chân trời nói.
- Thung lũng này được bao bọc bởi hai dãy núi kéo dài về phía biển, chúng ta lại là dòng giống tiên rồng, vậy nơi đây gọi là Giác Long cốc đi.
Đám lính liền nháo nhào khen hay. May mắn hệ thống quy gộp lại văn hóa cư dân từ thời đại Văn Lang đến cuối thế kỷ thứ X nên dân chúng đi ra từ hệ thống đều hiểu được tiếng Việt, tiếng Hán Việt. Nếu không người dân nói, viết tiếng Việt cổ Lý Anh Tú hiểu hay không chính là một vấn đề.
Lý Anh Tú bắt đầu tìm đường để đi xuống, loay hoay một chút nửa tiếng đồng hộ đoàn người mới xuống được thung lũng bên dưới. Lý Anh Tú thầm nghĩ cần phải sớm xây dựng một con đường núi trước khi di dời qua đây, nếu không chỉ riêng việc vận chuyển vật tư cũng rất khó khăn.
Mọi người liền chạy đến hồ nước, động vật ăn cỏ bên hồ hơi hoảng loạn một chút chạy ra xa nhìn những sinh vật ngoại lai này, con người có vẻ rất lạ lẫm đối với chúng nên cũng không tạo ra bao nhiêu sợ hãi cho chúng nó. Lý Anh Tú không quan tâm đến cái nhìn của động vật, cái hắn quan tâm đến chính là nguồn nước như thế nào, trữ lượng như thế nào,…
Hai binh lính đi xuống dò xét một lúc liền trở lại nói.
- Bẩm Việt vương, trong hồ là nước ngọt có thể sử dụng được, vùng đất xung quanh cũng rất màu mỡ, vô cùng thích hợp cho việc trồng lúa nước. Có vẻ sông ngầm chảy qua đã tạo thành vùng đất này.
- Ha ha, tốt lắm. Lại tiếp tục tìm kiếm xung quanh xem động thiên phúc địa này còn cho chúng ta kinh hỉ gì.
Lý Anh Tú cười lớn nói, lại lệnh cho binh lính tản ra bốn phía tìm kiếm, hắn cùng hai binh sĩ khác thì ở cạnh hồ chuẩn bị hạ trại. Đêm nay bọn hắn cắm trại dã ngoại, tuy xung quanh cơ hồ chỉ là động vật ăn cỏ, nhưng ai biết đêm xuống chào đón bọn hắn sẽ là cái gì.
Đến chiều tối sáu binh sĩ trở về những vẫn không mang đến tin tức gì mới. Lý Anh Tú cũng không thất vọng, dù sao Giác Long cốc quá lớn, cần phải có thời gian để tìm hiểu. Năm túp lều được dựng tạm lên bên bờ hồ, ở giữa có một đống lửa lớn đủ chiếu sáng xung quanh. Lúc này động vật bên hồ đã chạy đi hết, bọn chúng ý thức được đám người này rất nguy hiểm, hai con nai được nướng vàng rượi chảy mỡ kia chính là bằng chứng không thể thật hơn.
Lý Anh Tú nhìn tám binh sĩ khôi ngô cường tráng, tính ra thì người Việt cổ cũng không quá thấp, nếu so với chiều cao trung bình của người Việt hiện đại là một mét sáu mươi ba thì người Việt cổ không hề thấp hơn. Nhưng đó cũng là một điều đáng buồn bởi vì qua mấy ngàn năm thì thể chất của người Việt không hề thay đổi mấy. Nhìn sáng Nhật Bản chỉ trong vòng mười năm chiều cao trung bình của họ đã tăng lên ba phân. Ấy vậy mà có nhiều người sau này vẫn mang tư tưởng “Nhật lùn”. Trên người của tám binh sĩ đều có xăm chằng chịt hình các loài thuồng luồng, giao long,… hắn nhìn lại bản thân lại rất trắng trẻ, chỉ có một hình xăm bạch long uy vũ ở cánh tay, mà bạch long còn óng ánh lên màu bạc dưới ánh lửa. Rất khác biệt.
Chín người chia làm ba ca gác. Tuy các binh sĩ ngăn cản Lý Anh Tú gác đêm nhưng hắn nhất định không chịu. Các binh sĩ không cãi được hắn đành phải để hắn gác ca đầu tiên.
Đã rất lâu rồi Lý Anh Tú mới có thể ngồi ngắm bầu trời đầy sao như vậy, không biết hôm nay là ngày mấy nhưng Lý Anh Tú chắc chắn không phải là giữa tháng vì mặt trăng trên cao chỉ có một nửa thôi. Không biết quy luật trên thế giới này có giống ở Địa Cầu hay không? Liệu cha mẹ của hắn có nhớ đến hắn hay không? Tâm tình hạ xuống Lý Anh Tú lắc lắc đầu bước ra bên bờ hồ, mặt trăng không to nhưng rất sáng, sói bóng lên hồ nước tĩnh lặng, một cơn gió khẽ thoáng qua tạo thành những gợn nước lăn tăn rung động ánh trăng. Lý Anh Tú hoài cảm chợt ngâm,
“Giốc hưởng tùy phong xuyên trúc đáo
Sơn nham đới nguyệt quá tường lai”.
(Xuyên rặng trúc, còi theo gió tới
Vượt bờ tường, núi đội trăng sang).
“Rào”.
Một tiếng nước động phát ra từ giữa hồ, gợn sóng từ hồ bỗng mạnh mẽ đập vào bờ như chứng minh có chuyện gì đó vừa xảy ra. Cả tám binh sĩ liền lao ra bờ hồ bảo vệ Lý Anh Tú. Cả chín người lâm vào trầm mặc đề phòng dưới hồ, nhưng hồ nước khôi phục lại vẻ yên tĩnh vốn có của nó. Cuối cùng Lý Anh Tú quyết định từ bỏ việc điều tra, dời trại cách xa hồ nước thêm trăm mét. Giữa hoang dã truy tìm một thứ gì đó không xác định giữa đêm tối là một điều ngu ngốc.
Sáng sớm hôm sau Lý Anh Tú tiếp tục chia binh sĩ ra khắp nơi để do thám Giác Long cốc, bản thân hắn cùng với hai binh sĩ khác lại đi về phía Đông, nơi tận cùng của hai dãy núi. Từ hồ nước không thể thấy được nơi đó vị bị che lấp bởi một khu rừng rậm rạp nhưng từ lúc thấy được nó phía cuối đường chân trời Lý Anh Tú ước chừng khoảng cách cũng phải là gần mười cây số. Địa hình khá bằng phẳng nhưng cây cối rậm rạp làm bọn họ di chuyển rất khó khăn, Lý Anh Tú buộc phải dùng đoản kiếm của mình chặt cành cây mở ra một con đường đi xuyên rừng. Đi bộ bốn tiếng xuyên rừng hắn bỗng nghe được tiếng sóng biển. Đúng vậy, là tiếng sóng, không thể nào nhầm lẫn được.
- Nhanh, nhanh lên.
Lý Anh Tú dẫn đầu chạy nhanh về phía trước thoát khỏi rừng cây, một mảnh trời mới cũng màu xanh nhưng không phải là màu xanh của lá cây mở ra trước mắt hắn, đó là màu xanh của trời, màu xanh của biển. Hai dãy núi không phải tận cùng ở bờ biển mà còn ăn ra phía xa làm nơi này trở thành một cái vịnh biển tự nhiên. Dưới mắt Lý Anh Tú đây chính là nơi để xây một hải cảng không thể tuyệt vời hơn. Có hải cảng sẽ có con đường thông thương ra phía bên ngoài đem đến vô tận tài phú trong tương lai. Thế nhưng Lý Anh Tú biết giá trị của nó không chỉ nằm ở đó, giá trị lớn nhất hiện tại mà biển có thể đem lại cho Hải Việt tộc bấy giờ chính là muối.
Muối là một thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Dân tộc Việt cổ lúc còn định cư ở vùng núi, trung du chỉ biết sử dụng các loại rễ cây, thực vật để tạo ra gia vị. Sau kháng chiến chống Tần địa bàn của người Việt mở rộng về miền biển và họ biết được đến muối. Mãi về sau muối là một loại gia vị không thể thiếu của con người. Không phải ngẫu nhiên mà các triều đại phương Bắc luôn khống chế lấy muối và sắt đối với dân Việt quốc, bởi đó chính là hai loại tài nguyên cần thiết tất yếu cho cuộc sống và sản xuất của người dân Việt quốc.
-------
Mẹ ta bị tai biến, ta phải đi nuôi bệnh nên đến giờ mới ra chương được. Mọi người thông cảm.
Danh Sách Chương: