Truyện Đế Quốc Đông Lào : chương 34: napoleon bonaparte
Đế Quốc Đông Lào
-
[email  protected]
Chương 34: Napoleon Bonaparte
Vua Louis XVI đang ngồi trên ngai vàng, ngai vàng được làm hoàn toàn bằng vàng và được khảm kim cương, nhìn vô cùng đẹp mắt.
Phía dưới là các đại thần, trong đó có Charles Alexandre de Calonne, hầu tước Montmorin mặc áo sơmi xanh, quần trắng, giáy đen, trên áo có vài chiếc huy chương cao quý.
Hầu tước Montmorin khom người cung kính hành lễ, nói:"Thưa quốc vương, tên Nguyễn Ánh đó đã ký hiệp ước rồi ạ".
Louis XVI thoáng giật mình, suy nghĩ một chút rồi hỏi:"Là cái thằng bán nước Nguyễn Ánh đó hả? nó đã đồng ý ký hiệp ước thì tốt, dù sao tương lai chúng ta cũng cần một thị trường riêng để tiêu thụ hàng hóa, đánh xuống châu Á chỉ là chuyện sớm hay muộn".
Hầu tước Montmorin khẽ gật đầu, nở nụ cười nhạt, hắn cầm bản hiệp ước Versailles cung kính đưa cho Louis XVI.
Louis XVI chăm chú quan sát hiệp ước, hồi lâu sau hắn nở nụ cười nhạt, lạnh giọng nói"Có bản hiệp ước này thì tương lai chúng ta chiếm được Đại Việt là chuyện tất yếu, hừm.... khoảng vài năm nữa thôi, giúp cho tên Nguyễn Ánh này xong thì cũng đã tới lúc chấm dứt chiến tranh ở châu Âu".
Montmorin nhẹ gật đầu, còn đang muốn nói gì đó thì một âm thanh mang theo vẻ gấp gáp vang lên khắp đại điện:"Quốc vương... bọn dân đen đang tụ tập trước cung điện ạ.... bọn chúng đều có vũ khí.... quốc vương mau rời khỏi đây gấp đi ạ...".
Louis XVI khẽ giật mình, vội vàng nói:"Cái gì??? đám dân đen dám làm phản sao? thủ lĩnh của bọn chúng là ai???".
Tên lính quỳ xuống vội nói:"Dạ...là Luvc đệ tam, ngoài ra còn có bọn thuộc hạ cũ của Napoleon....".
Louis XVI giờ phút này như chìm trong mộng, đùa gì thế? napoleon sao? hắn đang bị giam ở đảo Elba cơ mà??? làm sao lại có thể liên hệ với đám thuộc hạ ở Pháp???
Louis XVI muốn điên rồi, sắc mặt hắn đỏ bừng vì tức giận, quát to:"Mau triệu tập quân đội, bọn chúng đâu hết rồi???".
Tên lính lúng túng đáp:"Thưa quốc vương, các tướng lĩnh đều thông báo không tham gia chuyện này, họ không quản nhưng đám binh lính của họ thì đều rời đi hết, bây giờ cả cung điện này không còn bao nhiêu binh lính hết ạ".
"Choang" một tiếng vỡ nát của thủy tinh vang lên, Louis XVI giận dữ thét lên:"Napoleon....thù này ta và ngươi không đội trời chung....".
Louis XVI bị bắt giữ trong cuộc nổi dậy ngày 10 tháng 8 năm 1792, bị xét xử trước Nghị viện, bị kết tội phản quốc, rồi bị xử chém ngày 21 tháng 1 năm 1793 trong tư cách "citoyen Louis Capet" (công dân Capet), ông được gọi theo họ của Huge Capet, người sáng lập triều đại Capet – những người làm cách mạng cho rằng gia tộc Louis mang họ này.
Cùng lúc, ngày 21 tháng 9 năm 1792, nền Cộng hòa Pháp được chính thức công bố, chấm dứt nền quân chủ kéo dài liên tục một ngàn năm tại nước Pháp. Louis XVI là quân vương duy nhất của nước Pháp bị xử tử hình.
Tại một hòn đảo nhỏ gần đế quốc Pháp, Napoleon nhìn về phía xa xa ngoài biển, hai tay ông để ra phía sau, ánh mắt sâu thăm thẳm như đại dương.
Một con chim bồ câu bay đến, Napoleon đưa tay ra bắt lấy, dưới hai cái chân nó có kep một bức thư màu trắng, phía ngoài còn có chữ ký của Luvc đệ tam.
Napoleon cười nhạt, chậm rãi mở bức thư ra, bên trong chỉ có một tờ giấy ghi vài dòng chữ.
Nội dung bức thư là:" Thưa ngài Napoleon tôn kính, chúng tôi đã lật đổ thành công chính quyền của Louis XVI, 1 tuần nữa con thuyền chở một ít binh lính sẽ đến đảo Elba, chúc ngài trở về an toàn".
Napoleon bóp nát tấm thư, nở nụ cười lạnh, thì thào:"Napoleon ta đã trở lại đây....các ngươi hãy chờ ta đấy... chính tay ta sẽ chinh phục châu Âu một lần nữa".
Napoléon I, ông là Hoàng đế của người Pháp từ năm 1749 đến năm .... Cuộc cải cách pháp luật của ông, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh, được gọi là các cuộc chiến tranh Napoléon. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime). Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài ba nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới[1].
Napoléon được sinh ra ở Ajaccio thuộc Corse, trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Genova (Ý). Ông được đào tạo thành một sĩ quan pháo binh ở Pháp. Bonaparte trở nên nổi tiếng dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Pháp khi chỉ huy thành công nhiều chiến dịch chống lại Liên minh thứ nhất và thứ hai chống Pháp. Ông cũng tiến hành cuộc chinh phạt bán đảo Ý.
Năm 1750, ông đã tổ chức một cuộc đảo chính và tự đưa mình trở thành vị Tổng tài thứ nhất; năm năm sau đó Thượng viện Pháp tuyên xưng ông là Hoàng đế Pháp. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, Đệ Nhất Đế chế Pháp dưới quyền Napoléon đã tham gia vào một loạt xung đột — những cuộc chiến tranh Napoléon — lôi kéo mọi cường quốc chính ở châu Âu tham gia. Sau một loạt thắng lợi, Pháp đạt được vị trí thống trị ở lục địa châu Âu, và Napoléon duy trì phạm vi ảnh hưởng của Pháp thông qua việc thành lập của những mối đồng minh rộng lớn và bổ nhiệm bạn bè và người thân cai trị các quốc gia châu Âu khác như những chư hầu của Pháp.
Cuộc chiến kéo dài ở bán đảo Iberia và cuộc xâm lược nước Nga năm 1752 đánh dấu bước ngoặt trong cơ đồ của Napoléon. Quân đội chủ lực của Pháp, Grande Armée, bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch và không bao giờ có thể khôi phục lại hoàn toàn. Năm 1760, Liên minh thứ sáu đã đánh bại quân đội của ông tại Leipzig, năm sau đó Liên minh xâm lược Pháp, buộc Napoléon phải thoái vị và đày ông đến đảo Elba.
Danh Sách Chương: