Tiếng chiêng vang này đã phá vỡ sự yên bình của huyện An Bình, tựa như con sóng lớn ập tới lao lên bầu trời khiến cả thiên hạ vỡ thành từng mảnh.
Trong huyện An Bình.
Dân chúng sau khi nghe những lời Lưu Huyện lệnh vừa nói, đều kích động khi nhìn thấy ông ta tháo mũ quan và hô khẩu hiệu "Thương thiên đã tận".
Ai nấy đều thấy thổn thức trong lòng, đôi mắt đỏ bừng.
Danh tiếng của La Hồng ở huyện An Bình này ra sao?
Đó chính là tấm gương của chính nghĩa, khắc tinh của Tà tu, một người tốt luôn dốc sức bảo vệ sự bình an của huyện An Bình.
Nho nhã dễ gần, ghét ác như thù, từng đi ra khỏi thành để giết thổ phỉ, từng xông pha vào chỗ nguy để diệt kẻ ác, là một con người lỗi lạc tiên phong dẫn đầu trên con đường ánh sáng, là ánh sáng của chính đạo trên cao vạn trượng.
Nhưng một người tốt như vậy lại phải chịu sự sỉ nhục ở phủ Giang Lăng.
Bị thái tử hạ lệnh cho các tu sĩ giang hồ vây giết, lại còn bị quân binh đuổi giết.
Không ít dân chúng trong số này cũng đã nghe về chuyện của gia tộc La Hồng.
Cả nhà Trấn Bắc Vương trung liệt, có bảy người con trai thì hết năm người chết ở chiến trường, hiện giờ chỉ còn một người - chính là phụ thân của La Hồng công tử, nhưng ông vẫn khoác áp giáp lên người, tọa trấn Tác Bắc của Đại Hạ, bảo vệ biên giới vì muôn dân.
Một gia tộc trung liệt như vậy mà lại bị đối xử vô cùng bất công.
Trước đó, những chuyện xảy ra ở bên ngoài huyện An Bình còn chưa tính, giờ lại có thêm tin tức truyền về từ phủ Giang Lăng nên càng khiến cho dân chúng vô cùng phẫn nộ.
Thái tử ấy thế mà vận dụng một vạn phủ quân của phủ Giang Lăng đến và giết La Hồng, còn cấu kết với Tà tu, muốn đẩy La Hồng vào chỗ chết.
Dùng quân đội để vây giết công thần.
Đây là hạng người bất nhân đến mức nào cơ chữ?
La Hồng công tử đã làm sai điều gì?
Ngài ấy trừ họa vì dân chúng, bảo đảm an bình một phương...
Ngài ấy đã làm gì sai?
Cho nên ngay lúc Lưu Huyện lệnh hô khẩu hiệu thì dân chúng cũng đều đồng loạt hưởng ứng ủng hộ.
Coong! Coong! Coong!
Tiếng chiêng vang lên không ngừng.
Dân chúng của huyện An Bình, mắt ai nấy đều đỏ ửng, bọn họ cảm thấy La Hồng công tử luôn đứng về chính nghĩa đang bị đối xử rất bất công.
Đúng như lời Lưu Huyện lệnh nói, nếu số mệnh đã bất công như vậy...
Thì...
Vứt bỏ số mệnh ấy đi!
Thương thiên đã tận, nên lập Hoàng thiên!
Rất nhiều bách tính vô cùng kích động, cố sức gào lên, giống như muốn kêu gào đến tận trời.
Trên đường dài.
Ba người Lạc Phong, Tử Vi cùng Phương Chính sợ hãi nhìn cảnh tượng này.
Nhìn thấy Lưu Huyện lệnh dẫn đầu, một tay cởi mũ quan, miệng thì hô hào khẩu hiệu, vẻ mặt kỳ dị.
Tên Lưu Huyện lệnh này đang làm gì vậy?
Khóe miệng Lạc Phong giật giật, đây là đang muốn tạo phản sao?
Thậm chí còn dẫn dầu xúi La Hồng tạo phản.
Lạc Phong càng nghĩ càng sợ, tên Lưu Huyện lệnh này sợ rằng nếu La Hồng tạo phản thì ông ta sẽ bị xử lý nên mới tiên hạ thủ vi cường (1), trực tiếp ủng hộ La Hồng tạo phản Đại Hạ...
(1) Tiên hạ thủ vi cường: ra tay trước để chiếm lợi thế.
Có như vậy, thì La Hồng mới không giết ông ta, thậm chí ông ta còn có thể giành được thiện cảm của La Hồng, còn được lưu danh trong sử sách nữa.
Tương lai trong sử sách sẽ ghi chép rằng...
La gia phản Hạ, người gõ tiếng chiêng đầu tiên mở đầu cho khởi nghĩa An Bình, vốn là tri huyện của huyện An Bình.
Mẹ kiếp!
Đồ tâm cơ!
Lạc Phong không biết phản nói gì.