Đúng như anh đoán, khu truyền thừa thứ tư mà anh cần lĩnh ngộ sẽ truyền thụ cho anh Huyền Áo.
Trong một đại điện hình vuông có một tấm bia ngọc, trên đó có 3000 phù văn, Ngô Bình nhìn chăm chú vào đó để lĩnh ngộ Huyền Áo.
Huyền Áo rất huyền diệu, nó gần như là một đạo.
Ngô Bình tập trung toàn bộ tinh thần và dần có thu hoạch. Một tiếng sau, anh đã hiểu hết toàn bộ.
Huyền Áo này thật ra là thước đo của đại đạo, thi triển cùng với Thân Áo và Thần Áo sẽ tạo thành kiểu như thần hình hợp nhất, âm dương hợp nhất, nội ngoại hợp nhất.
Uỳnh!
Một tiếng động lớn vang lên, thần anh và cơ thể của Ngô Bình hợp nhất, tinh thuật và pháp thuật hợp nhất, tinh thần và vật chất hợp nhất, thời gian và không gian hợp nhất, âm dương hợp nhất, nội ngoại hợp nhất.
Anh dùng đó làm gốc để cho ra sáu tổ hợp nghĩa.
Sau khi lĩnh ngộ sáu tổ hợp này, Ngô Bình củng cố thêm một lúc rồi mới đi tới khu truyền thừa thứ năm.
Khu truyền thừa cuối cùng này không có ai, vì truyền thừa ở đây vô cùng thâm sâu nên khó mà lĩnh ngộ được. Vì thế, các tu sĩ đến xong đều bỏ cuộc. Từ đó thành ra không có ai ở đây, thậm chí trong lịch sử cũng chưa ghi nhận có người tới. Truyền thừa ở đây là một sự tuyệt vọng với họ.
Lý do truyền thừa ở chỗ này khó vì nó là đạo.
Trong đại điện chỉ có một cánh cửa cổ xưa, nó chính là cội nguồn của vạn đạo, cánh cửa Nguyên Sử. Gọi nó là truyền thừa của Nguyên Sử Đạo Tôn không hẳn đúng, chính xác thì nó là kiến thức đầu tiên khi Nguyên Sử Đạo Tôn lĩnh ngộ đại đạo. Đại đạo của Đạo Tôn từ cánh cửa này mà ra.
Ngô Bình nhìn cánh cửa rồi rơi vào trầm tư, lần đầu tiên anh thấy khó, đầu óc gần như không nghĩ được gì.
Tình trạng này kéo dài nửa tiếng, mãi sau trong đầu Ngô Bình mới nảy ra được một ý, sau đó anh bắt đầu cố hết sức tìm hiểu ý nghĩa của cánh cửa này qua suy nghĩ đó.
Lý do Ngô Bình tìm thấy đường đi là vì anh đã tham khảo tư duy của Thiên Áo. Thiên Áo là cảnh giới cao nhất của cảnh giới Cực Áo, nó đại diện cho ý nghĩa của đất trời.
Thời gian cứ thế trôi đi, loáng cái ba ngày đã trôi qua, Ngô Bình ngồi im bất động cuối cùng cũng đã cử đọng phần cổ. Anh mỉm cười rồi lẩm bẩm: “Thì ra đây là ý nghĩa sâu xa của Nguyên Sử”.
ẩn năm trong số chín loại đi, chỉ để lộ ra bốn loại.