Truyện Thương Em Luân Hồi Chuyển Kiếp Càng Thương - Vũ Tuyết : chương 13: cùng thuần uyên vương gia giải quyết vấn đề nông nghiệp ở tô châu
Thương Em Luân Hồi Chuyển Kiếp Càng Thương - Vũ Tuyết
-
Vũ Tuyết
Chương 13: Cùng Thuần Uyên vương gia giải quyết vấn đề nông nghiệp ở Tô Châu
"Hoàng tẩu người đang suy nghĩ gì vậy" Vũ Thuần Uyên bên cạnh lên tiếng khi thấy nàng ôm cuốn sách rơi vào trầm tư.
"À ta đang đọc một số sách về diều kiện tự nhiên của Tô Châu".
"Điều kiện tự nhiên là gì vậy" Vũ Thuần Uyên tò mò hỏi nàng, vị đại tẩu này thật khiến nhiều người kinh ngạc bắt đầu từ hôm yến tiệc tẩy trần, đến việc nàng thành lập trang viên ngoại thành, mỗi việc nàng làm thật khiến người ta không tự chủ mà tán thưởng.
"À chính là Tô Châu mưa nhiều hay mưa ít, đất tốt hay xấu, ở đó nóng, lạnh hay mát". Nàng ôm quyển sách giải thích.
"Thì ra là vậy. Đại tẩu dùng từ ngữ thật mới mẻ" Vũ Thuần Uyên nhìn nàng đáp lại. Đam Mỹ Cổ Đại
"Trước kia đệ từng đi qua tô châu" Vũ Thuần Uyên đáp lại rồi hắn thuật lại lại hết một loạt tình hình ở Tô Châu cho Tuyết Nhi biết.
Khi nắm rõ được tình hình, hai người lên kế hoạch cho sản xuất vụ mùa ở tô châu, việc trước mắt là đảm bảo cho người dân có cái ăn cái mặc để chờ đến vụ mùa thu hoạch nông sản đã chuyên này Vũ Thuần Uyên đã triển khai cứu tế rồi nên không đáng lo ngại. Chuyện tiếp theo phải làm chính là lựa chọn ra một số cây trồng vật nuôi thích nghi với kiểu khí hậu ở Tô Châu là được.
Thảo luận một hồi giờ đã đến buổi trưa một số đại thần đều đã cáo biệt về nhà để dùng bữa cùng gia quyến, Tuyết Nhi vẫn ôm sách đọc say xưa, bởi vì nàng muốn nhanh hoàn thành hết các sứ mệnh sớm quay trở về nhà đến đây đã vài tháng nàng thấy nhớ nhà rồi, lý do còn lại là bởi vì nàng cũng khá yêu thích nông nghiệp, và muốn giúp đỡ thật nhiều người giúp cho dân chúng có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Vũ Thuần Uyên thấy nàng vẫn say mê công việc không tự chủ mà lên tiếng
"Hoàng tẩu, người không định về cung dùng bữa sao?"
"À ta sẽ dùng bữa ở đây luôn, đệ cứ về trước đi." vừa nhắc nàng vừa vỗ vào hộp đồ ăn bên cạnh.
"Vậy đệ cũng ngồi ăn cùng hoàng tẩu." hắn ra lệnh cho tuỳ tùng bên cạnh đi lấy đồ ăn rồi ngồi vào chiếc bàn bên cạnh nàng.
"E là không hợp với quy củ lắm đâu, đệ vẫn là nên vè đi thì hơn" nàng gấp sách ngước nhìn Vũ Thần Uyên.
"Ở đây còn rất nhiều đại thần mà, không ai dị nghị đâu, hơn nữa đây là công việc"
Vũ Thuần Uyên nhìn nàng mỉm cười đáp trả.
"Vậy tuỳ đệ." hai huynh đệ nhà này sao cứ thích quấy rầy bữa ăn của nàng đến vậy chứ, nhưng nàng cũng không quản được thôi nên đành kệ vậy, không ăn đồ của nàng là được rồi, nghĩ vậy nàng khẽ mỉm cười
Vũ Hiên Viên từ nãy quan sát tất cả hành động, biểu cảm trên khuân mặt nàng, để ý từng cái nheo mày, vị hoàng tẩu này của hắn tính cách thật thú vị. Im lặng một hồ hắn lên tiếng:
"Đại tẩu những cỗ máy vận chuyển nước từ thấp lên cao, với cái gì là máy tuất lúa đấy là tẩu nghĩ ra à"
"Đấy là cỗ máy sư phụ ta nghĩ ra" nàng chỉ có thể giải thích như vậy bởi vì ở thời điểm này vẫn chưa có con quay nước và máy tuất lúa.
"Sư phụ tẩu thật lợi hại, nếu ta có một vị sư phụ như vậy thì tốt biết mấy, từ nhỏ ta đã yêu thích cây cối, ước mơ lớn nhất của ta là làm một vương gia nhàn rỗi ngày ngày chăm sóc vườn cây trái của bản thân. Nhưng phụ hoàng mẫu hậu và hoàng huynh ta lại cho là ta không có chí hướng." nói đến đây hắn ta thở dài.
"Ai nói trồng cây không tốt chứ, chẳng phải hoàng thượng cũng ăn đồ ăn của người dân ư, nếu không làm nông thì thiên hạ chết đói hết, ta thấy ngành này rất có tiền đồ, đệ đừng quan tâm suy nghĩ người khác". Nàng an ủi Vũ Hiên Viên, nàng không ngờ lại có thể tìm được một người yêu thích cây cối như nàng lại còn là Vương gia của một nước nữa. Nàng cảm thấy hắn rất giống mấy em trai khóa dưới hay nhờ nàng giảng bài.
Sau buổi trưa Vũ Hiên Viên quay về cung Thanh Ninh phê tấu chương, Vũ Thuần Uyên, Tuyết Nhi tiếp tục thảo luận nông nghiệp, cuối cùng mọi người thống nhất dùng khoai lang, sắn để gieo trồng ở vùng tô châu, ngoài ra trồng các cây gỗ lâu năm có khản năng chịu hạn tốt như bạch đàn để sau này cây lớn người dân có thể khai thác.. tiến hành đào mương dẫn nước từ phía nam Tô Châu vào kết hợp đào các ao, giếng chứa nước lớn để khi có mưa sẽ trữ được lượng nước lớn phụ vụ sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp.
Danh Sách Chương: