Truyện Xuyên không: Quay về cổ đại, tay trái kiều thê tay phải giang sơn (FULL) : chương 1660: tại sao sắt không thể đóng thuyền được?
Xuyên không: Quay về cổ đại, tay trái kiều thê tay phải giang sơn (FULL)
-
Du Kỳ
Chương 1660: Tại sao sắt không thể đóng thuyền được?
Kim Phi cười nói: “Nồi sắt ném vào trong nước vẫn có thể nổi lên đó thôi?”
“Nồi sắt là nguyên một khối, nước không thấm qua được nên chắc chăn là sẽ nổi rồi, nhưng tiên sinh, ngài có thể làm ra cái nồi sắt to như cái thuyền sao?” Hồng Đào Bình hỏi lại: “Hoặc là, tiên sinh, ngài có thể làm ra một khối sắt to như con thuyền được sao?”
“Không thể, ít nhất trước mắt vẫn chưa thể” Kim Phi lắc đầu: “Nhưng thuyền gỗ chẳng lẽ là một khối gỗ làm thành sao?”
“Cái đó... Hồng Đào Bình ngây người.
Đúng là thế thật, thuyền gỗ cũng là được ghép lại những tấm ván gỗ.
Nếu ván gõ có thể, tại sao ván sắt lại không?
Chẳng qua là sản lượng sắt của Đại Khang quá thấp, dao phay, cái cuốc cái cày trong nhà dân chúng cũng là đồ gia truyền, chẳng ai nghĩ tới chuyện dùng sắt đóng thuyền.
“Tiên sinh, dùng sắt để đóng thuyền, chắc là cần rất nhiều sắt nhỉ?”
“Hồng công tử đã quên mất ta làm nghề gì rồi sao?” Kim Phi cười nói: “Không giấu giếm gì ngươi, ta đã phái người đi †ìm mỏ sắt ở vùng Huy Tô. Hàm lượng sắt ở đây rất phong phú, khai thác một ít ra là đã có thể đóng được vô số thuyền rồi!”
Sắt là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để phát triển công nghiệp. Ban đầu Khánh Hâm Nghiêu đã đồng ý để Kim Phi tự do thăm dò khoáng sản ở Xuyên Thục, thế là Kim Phi bắt đầu sắp xếp người đi tìm các loại khoáng sản.
Kim Phi là sinh viên ngành khoa học tự nhiên, sự phân bố của tài nguyên là đề thi bắt buộc từ năm trung học cơ sở, nên y đã thuộc lòng từ lâu rồi.
Nhưng mà lúc ấy, Kim Phi lại không có quyền khai thác vàng, bạc, đồng, thiếc hay các loại khoáng sản, có tìm ra thì cũng phải báo lên triều đình.
Với địa vị của y lúc đó, chẳng khác gì đang làm không công cho người khác cả.
Cho nên dù biết rõ các vùng Phàn Chi Hoa ở Xuyên Thục và huyện Vũ Dương thái ấp của Cửu công chúa đều có các quặng sắt cỡ lớn, nhưng Kim Phi không nói, chỉ chuẩn bị đến khi thời cơ chín chín muồi rồi tính tiếp.
Bây giờ, y đã là quốc sư đương triều, lại là con rể và Nhất Tự Tịnh Kiên Vương của Hoàng đế, quyền lực của y ở Đại Khang này như mặt trời buổi ban trưa, sẽ không ai có thể ngăn y khai thác được nữa.
Trong kế hoạch của Kim Phi, lần này y về Xuyên Thục là để xử lý cho xong việc của đập Đô Giang, rồi bắt tay vào sắp xếp người đi khai thác khoáng sản, vừa hay lại có thể giải qua được vấn đề công việc của một số bộ phận dân chúng.
Nhưng giữa chừng lại xảy ra chuyện cướp biển, Kim Phi chỉ có thể lùi chuyện khai thác khoáng sản lại, tới Đông Hải để giải quyết chuyện xưởng đóng tàu.
Nhưng trước khi rời đi, y đã dặn dò Mãn Thương chế tạo công cụ khai thác trước, đồng thời cũng đã sắp xếp người mà Cửu công chúa chuẩn bị, đến khi Kim Phi trở lại là đã có thể bắt đầu khởi công luôn.
Vì tính cách của mình nên khi làm việc hay nói chuyện, Kim Phi vẫn rất luôn tùy hứng, điều này lại khiến cho Hồng Đào Bình hơi xem thường thân phận của Kim Phi, nghĩ rằng Kim Phi cũng như anh ta, chỉ là một người thợ thủ công say mê đóng thuyền.
Sau khi nghe Kim Phi giải thích, Hồng Đào Bình lúc này mới như sục tỉnh lại, Kim Phi không chỉ là một thợ thủ công cao siêu biết vẽ, mà y còn là một người có quyền thế ngập trời trong triều đình.
Hồng Đào Bình nghĩ tới đó, giọng điệu cũng nhẹ hơn một chút, nhưng vẫn nói như trước: “Cho dù tiên sinh có đủ quặng sắt để đóng thuyền, việc bịt kín các tấm gỗ và tấm sắt sẽ rất khác nhau. Đóng loại thuyền khác nhau thì sẽ cần loại gỗ khác nhau, cách để chống thấm nước cũng khác nhau. Sắt cứng như vậy, ta không chắc cách làm với ván gỗ có thể cho ra một con thuyền sắt hay không.”
“Đây đúng là một vấn đề, bây giờ ta cũng đang nghĩ cách.”
Kim Phi gật đầu rồi tiếp tục nói: “Có cao nhân từng nói với †a, cách đất liền mấy chục dặm ngoài kia, có một loài cây tên là cao su, nhựa của nó sau khi đông đặc lại có thể dùng làm lớp lót. Lớp lót này có thể dùng để ghép các tấm sắt lại với nhau, giải quyết vấn đề thấm nước.”
Danh Sách Chương: